Các bước thực hiện hay nói cách khác là nội quy an toàn khi sử dụng vận hành xe nâng hàng bằng dầu, điện, ga.
Ngày đăng: 11-06-2017
2687 lượt xem
I:QĐ PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THIẾT BỊ NÂNG
·QCVN 7: 2012/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 05/2012/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2012.
·TT 32/2011 BLĐTBXH- Thông tư hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
II:XÁC ĐỊNH – ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Hình 1: Xe nâng
1.TÌNH HÌNH TẠI XƯỞNG
·Xe nâng tại xưởng dùng để nâng hạ các ballet hàng, di chuyển vào kho lưu trữ…
·Khu vực xe nâng hoat động có phân làn đường cho người đi bộ
·Tại nhà kho chứa các bao bột và đường: Không có gương cầu lồi và biển báo “ Giảm tốc độ”
·Tại cuối các chuyền ATP, COMPI có gương cầu lồi và biển báo giảm tốc độ.
·Nhiên liệu xe nâng dùng là Gas
·Các bình gas được kiểm định trước khi thay.
2. NHẬN DIỆN NGUY CƠ
TTTTTTTT. |
Nguy cơ |
Nguyên nhân |
Hậu quả |
· |
Không nên |
1 |
Ngã xe, đổ hàng |
Mất trọng tâm, Bề mặt sàn ghồ ghề, vật cản trên đường. Quá tải Quay xe với tốc độ cao. |
Gây tai nạn cho tài xế và những người xung quanh.
Thiệt hại về tài sản |
Tuân thủ các quy đinh về An toàn khi vận hành xe nâng |
Để nơi làm việc bề bộn.
Không dùng xe nâng để nâng người |
2. |
Cháy nổ |
Rò rỉ gas
Tiếp xúc nguồn nhiêt Va chạm mạnh
|
Cháy nhà xưởng, chết ngạt
|
Bình gas phải kiểm định trước |
Dùng nước để dập nếu có cháy phát sinh.
|
3. |
Va chạm với người khác |
Tài xế hoặc người khác đi sai làn đường qui định Tài xế không tập trung khi lái xe |
Gây tai nạn nghiêm trọng có thể dẫn đến chết người |
Đi đúng làn đường qui định Tài xế không được làm việc riêng trong quá trình vận hành |
Không sử dụng điện thoại trong khu vực làm việc.
|
III: YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN KHI VẬN HÀNH XE NÂNG
QUY ĐỊNH AN TOÀN CHUNG
·Tất cả các thiết bị nâng thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định tại thông tư 32/2011/TT- BLĐTBXH đều phải được kiểm định và cấp phép sử dụng theo các thủ tục hiện hành.
·Nhà thầu chỉ được phép sử dụng những thiết bị nâng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được đăng kí và có giấy phép sử dụng đang còn thời gian. Không được phép sử dụng thiết bị nâng chưa qua kiểm định và chưa được cấp giấy phép sử dụng.
·Chỉ được phép bố trí những người điều khiển thiết bị nâng đã được đào tạo và cấp giấy phép chứng nhận. Những người buộc móc tải, đánh tín hiệu phải là thợ chuyên nghiệp, hoặc thợ nghề khác đã được huấn luyện về an toàn tương ứng.
·Công nhân điều khiển thiết bị nâng phải nắm chắc đặc tính kỹ thuật, tính năng tác dụng của các bộ phận cơ cấu của thiết bị, đồng thời nắm vững các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị.
·Khu vực thiết bị nâng hoạt động phải có rào chắn/dây cảnh báo, biển cảnh báo khu vực nguy hiểm. Khoảng cách đặt các thiết bị cảnh báo này phải lớn hơn bán kính hoạt động của thiết bị nâng.
·Chỉ được phép sử dụng thiết bị nâng theo đúng tính năng, tác dụng và đặc tính kỹ thuật của các bộ phận cơ cấu của thiết bị do nhà máy chế tạo qui định. Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt tải trọng cho phép của thiết bị nâng.
·Không cho phép sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu được đóng mở bằng ly hợp ma sát hoặc ly hợp vấu để nâng hạ và di chuyển người, vật liệu dễ cháy nổ, chất độc, bình đựng khí nén.
·Chỉ được phép chuyển tải bằng thiết bị nâng qua nhà xưởng, chỗ có người khi có các biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt (rào chắn, biển cảnh báo, hệ thống phát tín hiệu…) loại trừ được khả năng gây sự cố và tai nạn lao động.
·Chỉ được dùng hai hay nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trong các trường hợp đặc biệt và phải có giải pháp an toàn đươc tính toán và duyệt. Tải phân bố lên mỗi thiết bị nâng không được lớn hơn tải trọng định mức của thiết bị nâng đó. Trong giải pháp an toàn phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu và công nghệ chế tạo các thiết bị phụ trợ để móc tải. Phải trao trách nhiệm cho người có kinh nghiệm về chỉ huy các công tác nâng chuyển trong suốt quá trình nâng chuyển.
IV:TRANG THIẾT BỊ BẢO VỆ CÁ NHÂN.
Cần mang đầy đủ PTBVCN khi làm việc để hạn chế tối đa các nguy cơ gây tai nạn lao động.
·Khi vận hành xe nâng cần:
·Áo quần bảo hộ
·Nón bảo hộ
·Giầy bảo hộ.
V:QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT AN TOÀN KHI VẬN HÀNH XE NÂNG
1.TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO VẬN HÀNH LẦN ĐẦU
Thiết bị nâng phải được kiểm nghiệm toàn bộ. Thiết bịxe nâng đang sử dụng phải được kiểm nghiệm định kỳ theo quy định. Sau khi thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, chi tiết quan trọng như kết cấu kim loại, cáp, móc, phanh… phải tiến hành kiểm tra và vận hành thử có tải trước khi đưa vào sử dụng.
·Điều chỉnh lại ghế ngồi: Vị trí chỗ ngồi có thể được điều chỉnh về phía trước hoặc phía sau.
·Trước khi vận hành xe nâng phải thắt dây an toàn. Chú ý chìa khóa xe phải để vị trí OFF khi điều chỉnh chỗ ngồi. Sau khi điều chỉnh phải thả cần điều chỉnh trở về vị trí khóa và chắc chắn rằng chỗ ngồi đã được khóa chặt.
2. TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH:
Khi khởi động động cơ phải tuân thủ theo các bước sau:
Bước 1: Kéo thắng tay
Bước 2: Đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian
Bước 3: Tra chìa khóa vào ổ khóa và đạp bàn đạp ga xuống một cách nhẹ nhàng. Bật chìa khóa sang vị trí ST động cơ sẽ được khởi động.
Bước 4: Sau khi khởi động, chìa khóa sẽ trở về vị trí ON khi tay đã thả chìa khóa ra.
·Trong quá trình vận hành phải tuyệt đối tuân theo quy định an toàn khi vận hành xe nâng, phải chú ý xung quanh và lái xe an toàn.
3.TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG XE NÂNG, CẤM:
– Người lên hoặc xuống thiết bị nâng khi thiết bị đang hoạt động. Người ở trong vùng hoạt động của thiết bị nâng. Nâng hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải. Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc móc tải không cân, thiếu móc. Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết với các vật khác.
– Thiết bị nâng tải phải ngừng hoạt động khi tình trạng kỹ thuật không được đảm bảo, đặc biệt khi phát hiện: Các vết nức ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại; Phanh của bất kỳ một cơ cấu nào của xe nâng hàng bị hỏng; Xích, đĩa xích bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc có những hư hỏng khác.
– Cấm thò đầu, tay hoặc chân vào phạm vi chuyển động của cabin. Cấm thò đầu, tay, chân ra ngoài.
– Khi thay đổi càng nâng phù hợp với vật cần nâng phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn. Khi có hai người cùng làm việc, phải phân công người chịu trách nhiệm chính và phải thường xuyên quan sát được công việc của nhau.
4 SAU KHI KẾT THÚC CÔNG VIỆC VỚI XE NÂNG:
Sau khi kết thúc công việc với xe nâng phải tắt máy, rút chìa khóa trước khi ra khỏi xe.
VI: XỬ LÝ KHI CÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP
Khi có sự cố khẩn cấp xảy ra cần thực hiện theo quy trình sau:
·Phát hiện sự cố (ngã lật xe, đụng xe, cháy nổ…)
·Báo động- Liên lạc đến cá nhân có trách nhiệm
·Cung cấp thông tin về tình hình sự cố
·Sơ tán đến nơi an toàn.
Gửi bình luận của bạn